Tờ Indian Times ngày 30/3 dẫn báo cáo IAF gửi lên tòa án cấp cao New Delhi cho biết, trong vụ việc xảy ra hồi 9/3/2022, một tên lửa của Ấn Độ đã vi phạm không phận của Pakistan và rơi xuống Mian Channu, phía đông của nước láng giềng.
Pakistan đã lên án hành vi "vi phạm trắng trợn" không phận nước này nhưng kiềm chế không thực hiện biện pháp đáp trả nào. Ấn Độ cho biết, vụ phóng trên là do trục trặc kỹ thuật và gọi toàn bộ vụ việc là vô cùng đáng tiếc trong thư xin lỗi chính thức gửi tới Pakistan.
Trong tuần này, IAF lần đầu tiên tiết lộ nguyên nhân vụ bắn nhầm. Theo lực lượng này, các đầu nối chiến đấu của tên lửa (vẫn được kết nối với hộp nối) đã dẫn tới tai nạn trên. Và rằng, chỉ huy đơn vị của một đoàn xe vận chuyển bệ phóng tên lửa đã không đảm bảo được việc di chuyển an toàn do không ngắt các đầu nối chiến đấu với các tên lửa đã được nạp.
IAF thừa nhận vụ việc trên đã ảnh hưởng tới quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, khiến danh tiếng của lực lượng này bị tổn hại. IAF cho biết, 3 quan chức liên quan tới vụ việc đã bị sa thải.
IAF đưa ra tuyên bố trên nhằm đáp lại đơn thỉnh cầu mà một trong ba quan chức bị sa thải đệ trình lên tòa án cấp cao New Delhi. Người này đã đổ lỗi vụ việc cho hai chỉ huy còn lại. Tuy nhiên, IAF phủ nhận cáo buộc của ông.
Vụ vô tình phóng tên lửa của Ấn Độ đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại, đặc biệt khi Ấn Độ và Pakistan, cả hai quốc gia hạt nhân, đều là những đối thủ khốc liệt và đã xảy ra một số cuộc đụng độ vũ trang trong những năm qua.
Mỹ chấp nhận lời giải thích của Ấn Độ rằng vụ phóng nhầm là một tai nạn, trong khi Trung Quốc kêu gọi hai nước cùng nhau điều tra vấn đề và tìm cách tránh “sự hiểu lầm và đánh giá sai lầm” trong tương lai, đồng thời lưu ý rằng cả hai đều là "các quốc gia quan trọng ở Nam Á, chịu trách nhiệm về duy trì an ninh và ổn định khu vực".
Ấn Độ lên án mạnh mẽ sự đối xử "vô nhân đạo" đối với hai người lính mà nước này khẳng định đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của quân đội Pakistan ở vùng tranh chấp Kashmir.
" alt=""/>Lý do Ấn Độ bắn tên lửa siêu thanh vào Pakistan năm 20221. Ngăn chặn mọi giao dịch liên quan đến nhà đất đó
Ngay sau khi phát hiện ra mình đã thành nạn nhân sập bẫy lừa mua bán bất động sản, hãy lập tức soạn một tờ đơn ngăn chặn hoạt động mua bán nhà/đất đó gửi đến các cơ quan sau: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi có đất, các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố nơi có đất, văn phòng đăng ký đất đai Quận/huyện nơi có đất, UBND phường nơi có đất.
![]() |
Đơn ngăn chặn mọi giao dịch sẽ khiến kẻ lừa đảo không thể tẩu tán tài sản |
Mục đích của việc làm đơn là thông báo đến các cơ quan chức năng về tình trạng tranh chấp liên quan đến việc mua bán nhà/đất đó. Đơn được gửi sớm sẽ tránh cho mọi việc trở nên phức tạp và rối rắm hơn, bởi rất có thể kẻ lừa đảo sẽ tìm cách tẩu tán tài sản hoặc thực hiện thêm các giao dịch lừa đảo với những nạn nhân khác giống bạn.
Kèm theo đơn, hãy cung cấp các bằng chứng cụ thể mà bạn có được về việc tranh chấp hoặc hành vi lừa đảo của đối tượng, ví dụ như một bản thỏa thuận riêng giữa 2 bên, các giấy tờ ký kết giữa hai bên...
Khi nhà, đất có tranh chấp, về nguyên tắc chung, cơ quan chức năng sẽ tạm ngừng các giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp… với nhà, đất đó. Như vậy mục đích của người lừa bán nhà đất sẽ không thể đạt được.
2. Đàm phán "tình cảm" hoặc đe dọa đưa vụ việc ra pháp luật
Thực ra, việc bị lừa không hẳn là lỗi của một bên, việc nhẹ dạ, cả tin, thiếu kiến thức về luật pháp chính là cơ hội để kẻ lừa đảo tận dụng. Nếu chẳng may là nạn nhân của lừa đảo mua bán nhà đất, hãy tìm cách thông báo cho đối tượng rằng bạn đã phát hiện ra hành vi và sẽ có biện pháp nhờ tới pháp luật can thiệp. Tuy nhiên, bạn vẫn sẵn sàng đàm phán, giải quyết trong êm thấm để tránh rắc rối thêm cho hai bên. Khi hai bên đã đạt được thỏa thuận, bạn có thể lấy lại nhà, đất bằng việc soạn thảo và công chứng một số văn bản như Hợp đồng chuyển nhượng (chuyển lại nhà đất cho bạn), Văn bản thỏa thuận, Hợp đồng ủy quyền… tùy vào thực tế vụ việc.
![]() |
Thương lượng thành công thì vụ việc sẽ được giải quyết nhanh gọn, thuận lợi hơn |
Việc tìm cách giải quyết thuận lợi cho cả 2 bên còn phụ thuộc vào sự việc thực tế, thái độ thiện chí, khéo léo và hiểu biết của mỗi bên trong vụ việc.
Có một thực tế là nhiều khi người lừa và người bị lừa lại chính là những người thân, họ hàng trong gia đình. Có thể ban đầu họ không có ý định lừa, nhưng do lòng tham hoặc áp lực từ một số hoàn cảnh như nợ nần, làm ăn thất bại không trả được nợ nên mới dẫn đến hành vi lừa đảo. Vì thế, khi sự việc xảy ra rồi, dù bạn rất bức xúc và tức giận, muốn đưa ngay ra pháp luật nhưng hãy nhớ nếu đàm phán, thương lượng thành công thì vụ việc sẽ được giải quyết nhanh gọn và thuận lợi hơn.
Vậy nên bạn hãy bình tĩnh để "đàm phán" thật khéo léo và có những đe dọa cần thiết về tiến trình xử lý vụ việc trước pháp luật. Với những người lừa đảo "không chuyên" hoặc kẻ lừa đảo non gan, bạn có thể sẽ giải quyết được mọi việc trong êm đẹp mà không cần nhờ sự trợ giúp khá tốn công sức và thời gian từ pháp luật.
3. Khởi kiện, tố cáo đối tượng lừa đảo
Đây là con đường cuối cùng nếu không thể đàm phán hoặc đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất đã bỏ trốn. Bạn cần làm đơn tố cáo ra các cơ quan chức năng nhằm yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên hoặc các hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán liên quan.
Nếu xác minh có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố, điều tra vụ việc và có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bạn.
Minh Châu (Tổng hợp)
Mua nhà đất "chờ tăng giá rồi bán" nếu có kế hoạch và tính toán thông minh sẽ mang về số lợi nhuận không nhỏ. Nhưng nếu mắc những sai lầm này, bạn có thể mất "cả chì lẫn chài".
" alt=""/>Phải làm gì khi lỡ dính bẫy lừa mua bán nhà đấtNhững điều khoản mới mà VFF muốn HLV Park Hang Seo phải làm được và ngược lại đòi hỏi về đãi ngộ bên phía chiến lược gia người Hàn Quốc đương nhiên chẳng dễ dàng tìm tiếng nói chung.
Bên cạnh đó, chiến lược gia người Hàn Quốc từng chia sẻ muốn dừng công việc huấn luyện vì tuổi tác cũng như trong thời điểm vẫn còn vinh quang để rất có thể hợp đồng mới với bóng đá Việt Nam không thể xảy ra.
Tất nhiên, VFF hay người hâm mộ Việt Nam hẳn chưa thể quen với sự ra đi này, nhưng nếu xảy ra cũng cần sẵn sàng và tôn trọng quyết định của ông Park hơn là cố gắng níu kéo…
... ai sẽ là người thay thế?
Việc HLV Park Hang Seo có thể không tái ký với VFF trên vai trò thuyền trưởng sẽ là một thiệt thòi chẳng nhỏ cho bóng đá Việt Nam, nhưng cũng phải chấp nhận điều này và có sự chuẩn bị cho một “triều đại” mới.
Nhìn lại 5 năm qua, bóng đá Việt Nam với những thành công và sự ổn định tương đối lớn rõ ràng không khó để tìm kiếm được người thay thế cho HLV Park Hang Seo, nếu ông thầy người Hàn Quốc ra đi.
Tài chính, điều kiện làm việc… cũng là rất ổn trên bình diện khu vực để chắc chắn không đến nỗi phải “vơ bèo vạt tép” hay phấp phỏng như thời điểm ký với ông Park cách đây vài năm.
Nói đơn giản, với những gì đang có VFF chắc chắn nhận nhiều hồ sơ ứng cử cho chiếc ghế thuyền trưởng tuyển Việt Nam sau thời HLV Park Hang Seo.
Không lo thiếu người, nhưng mấu chốt vẫn nằm ở câu chuyện phù hợp đến đâu để giúp bóng đá Việt Nam tiến lên cũng như hoàn thành các mục tiêu quan trọng, lớn lao hơn so với trước đây.
Nhìn lại, phương án dùng HLV nội vào thời điểm hiện tại có lẽ vẫn chưa ổn vì nhiều lý do, nhưng trong đó có “cái dớp” không thành công là khá lớn để VFF xem ra phải tìm một thuyền trưởng ngoại quốc mà thôi.
Và nếu thế, ứng viên hợp lý cũng như đang được người hâm mộ đặt niềm tin rất lớn là HLV Gong Oh Kyun có thể sẽ được lựa chọn sau những gì đã chứng tỏ tại VCK U23 châu Á vừa qua.
Tất nhiên, tương lai của HLV Park Hang Seo vẫn còn phải chờ vào cuộc đàm phán tới đây, nhưng VFF vẫn phải tính toán ngay từ giờ để nếu “có biến” sẽ không bị động nhất là khi tuyển Việt Nam sẽ bắt đầu với chiến dịch tranh vé dự World Cup dự kiến khởi tranh vào tháng 11/2023.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam HLV Park Hang Seo ra đi, ai thay?